Theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện (Văn phòng), Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:

"Định kỳ hàng năm, trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 01 năm kế tiếp, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải gửi báo cáo bằng văn bản về hoạt động trong năm của mình tới cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh”.

Do đó, Văn phòng có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến hoạt động theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Thời hạn nộp Báo cáo hoạt động hàng năm là khi nào?

Các Văn phòng nên nộp Báo cáo hoạt động hàng năm cho Sở Công Thương – theo nơi cấp giấy phép, chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo.

[Tải về]- biểu mẫu BC-1 của Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016

Báo cáo thường niên của Văn phòng về hoạt động bao gồm những nội dung gì?

Số người hiện đã/đang làm việc tại văn phòng (bao gồm Trưởng văn phòng đại diện và nhân viên):

  • Thông tin và số lượng nhân viên hiện tại.
  • Thông tin và số lượng nhân viên đã nghỉ.

Hoạt động của Văn phòng:

  • Hoạt động thương mại (Các hoạt động chính và kết quả đạt được trong năm).
  • Các hoạt động khác.

Lưu ý và tránh các trường hợp rủi ro như sau:

  • Không nộp báo cáo đúng hạn, mức phạt có thể lên đến 40.000.000 VND sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét gia hạn giấy phép trong tương lai.
  • Trường hợp có dấu hiệu vi phạm không thực hiện báo cáo hoạt động đúng quy định, cơ quan nhà nước có thể kiểm tra liên ngành gồm cơ quan thuế - lao động - sở công thương để làm việc trực tiếp tại trụ sở văn phòng.
  • Nội dung trình bày của báo cáo sẽ là cơ sở để khai báo lao động, khai báo thuế thu nhập cá nhân của nhân viên Văn phòng. Nội dung của báo cáo cũng sẽ ảnh hưởng đến việc Văn phòng có thể làm hồ sơ gia hạn giấy phép được bao nhiêu năm. (một (01) năm, hai (02) năm hoặc năm (05) năm).

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên