Khi ngừng việc vì Covid-19, người lao động (NLĐ) sẽ được trả lương trong một số trường hợp. Như vậy, trong thời gian ngừng việc NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) có phải đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc không?

Theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 hướng dẫn về việc đóng BHXH trong thời gian nghỉ làm như sau:

“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”

Do đó, nếu NLĐ ngừng việc vì Covid-19 thì việc đóng BHXH được chia thành các trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Nghỉ làm nhưng dưới 14 ngày thì NLĐ và NSDLĐ vẫn phải đóng BHXH.
  • Trường hợp 2: Nghỉ làm và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên, NLĐ và NSDLĐ sẽ không đóng BHXH.
  • Trường hợp 3: Nghỉ làm từ 14 ngày làm việc trở lên nhưng vẫn được hưởng lương thì NLĐ và NSDLĐ vẫn phải đóng BHXH.

Ngoài ra, tại mục 2 Công văn 264/QHLĐTL-TL của Cục quan hệ và tiền lương thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn một số trường hợp ngừng việc được hưởng lương như sau:

  1. Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  2. Người lao động phải ngừng việc do nơi làm việc hoặc nơi cư trú bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  3. Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  4. Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa quay trở lại doanh nghiệp làm việc.

Tiền lương đóng BHXH trong thời gian ngừng việc

Khi ngừng việc vì Covid-19, NLĐ và NSDLĐ vẫn có trường hợp đóng BHXH. Mức lương đóng BHXH trong thời gian ngừng việc sẽ có sự điều chỉnh theo khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

“8. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.”

Do đó, trong thời gian ngừng việc, mức đóng BHXH tính trên tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc, chứ không phải tiền lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, tiền lương của NLĐ  trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 99 của Bộ luật Lao động. Tiền lương này được thỏa thuận bởi NLĐ và NSDLĐ, cụ thể:

  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu

Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 (áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP):

  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: 3.430.000 đồng/tháng
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

 

Trong trường hợp NLĐ ngừng việc hẳn tại doanh nghiệp, việc nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp khi TP.HCM giãn cách xã hội đã có hướng dẫn như sau:

Ngày 01/8/2021, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM có Thông báo khẩn liên quan đến việc nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Để NLĐ  thuận tiện trong việc chuẩn bị hồ sơ và yên tâm về quyền lợi trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg theo chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

  • Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ chưa có việc làm, có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương (TP.HCM hoặc các tỉnh thành phố khác) nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
  • Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg theo chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố nếu NLĐ không thể nộp hồ sơ đến các điểm tiếp nhận của Trung tâm thì có thể gửi hồ sơ đến Trung tâm ngay khi hết thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg theo chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân TP.HCM (hoặc hết thời gian bị cách ly, phong tỏa).

Trường hợp thật sự cần thiết hoặc hồ sơ sắp hết thời hạn 3 tháng để nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp thì NLĐ vui lòng liên hệ đường dây nóng các điểm tiếp nhận của Trung tâm để được tư vấn hướng dẫn cụ thể.

Mọi quyền lợi của NLĐ vẫn được đảm bảo trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg theo chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố.

  • Phòng Bảo hiểm thất nghiệp: 028.35147187 hoặc 0903708955 (Chị Kim Phượng) hoặc 0348078461 (Chị Huyền).
  • Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: 028.39415841 hoặc 0905450188 (Chị Quế Phương).
  • Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: 028.39600050 hoặc 0878648377 (Anh Ngọc Đức).
  • Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 0918 102 322 (Anh Võ Năm) hoặc 0976 894 141 (Chị Kiều).
  • Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 028.38123889 hoặc 0919313236 (Anh Trung Đức).
  • Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Thành phố Thủ Đức: 028.37431373 hoặc 0702183171 (Chị Huyền Trang).
  • Cơ sở 2 – Củ Chi (Bảo hiểm thất nghiệp Củ Chi): 028.37975424 hoặc 0938718045 (Anh Phi Hùng).

Hồ sơ gồm:

  1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 3) và điền đầy đủ thông tin vào mẫu; Nơi đăng ký khám chữa bệnh; Số điện thoại; Số tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng, chi nhánh mở thẻ ngân hàng của người nộp hồ sơ hưởng TCTN.
  2. Bản chính và bản sao quyết định thôi việc/quyết định sa thải.
  3. Photo 01 Sổ bảo hiểm xã hội được chốt đến tháng nghỉ việc có đầy đủ các tờ rời (nộp kèm theo bản chính để đối chiếu).
  4. Photo 01 chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

 

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên