Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và báo cáo tài chính đến Chi cục Thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp thường mắc phải một số lỗi thường gặp và bị xử phạt theo mức cụ thể.

Theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán (mức phạt áp dụng đối với tổ chức) được chia thành các mục như sau:

Trường hợp
Nội dung
Mức phạt
(triệu đồng)
Quy định
Hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính
- Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;
- Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
10 – 20
Khoản 2 Điều 6 và Khoản 1 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
- Lập không đầy đủ các mẫu thuộc báo cáo tài chính theo quy định;
- Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
20 – 40
Khoản 2 Điều 6 và Khoản 2 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
- Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
- Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
40 – 60
Khoản 2 Điều 6 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
- Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
80 – 100
Khoản 2 Điều 6 và Khoản 4 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
Hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
5 – 10
Khoản 2 Điều 6 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
10 – 20
Khoản 2 Điều 6 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
- Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
- Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
20 – 30
Khoản 2 Điều 6 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
40 – 50
Khoản 2 Điều 6 và Khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

 

  Căn cứ pháp lý: Nghị định 41/2018/NĐ- CP.

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên