Từ ngày 01/01/2021, Qúy khách hàng lưu ý các trường hợp người lao động được phép nghỉ không làm việc nhưng vẫn được hưởng nguyên lương như nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm,... Bộ luật Lao động 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, đã bổ sung một số trường hợp người lao động nghỉ làm vẫn được hưởng lương cụ thể theo bảng sau:

Nam-2021-nhung-truong-hop-NLD-nghi-lam-van-duoc-huong-luong-ESOSVN-1

Nam-2021-nhung-truong-hop-NLD-nghi-lam-van-duoc-huong-luong-ESOSVN-2

Nam-2021-nhung-truong-hop-NLD-nghi-lam-van-duoc-huong-luong-ESOSVN-1

Nam-2021-nhung-truong-hop-NLD-nghi-lam-van-duoc-huong-luong-ESOSVN-1

Nam-2021-nhung-truong-hop-NLD-nghi-lam-van-duoc-huong-luong-ESOSVN-1

Tổng hợp một số điểm mới:

- Nghỉ lễ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 và 01 ngày liền kề trước hoặc sau), tăng lên thành 02 ngày thay vì 01 ngày như quy định cũ tại Bộ luật Lao động 2012.

- Bổ sung trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương, đó là trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi của người lao động; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng của người lao động chết (nghỉ 03 ngày).

- Khi nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động phải thực hiện thông báo với doanh nghiệp.

- Bổ sung thêm quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.

- Bổ sung thêm quy định với trường hợp lao động nữ trong thời gian hành kinh hoặc nuôi con dưới 12 tháng không có nhu cầu nghỉ và được doanh nghiệp đồng ý thì được trả thêm tiền lương theo công việc đã làm trong thời gian được nghỉ.


Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2019;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;

- Bộ luật Lao động 2012;

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP.


Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên