Nghị định 123/2021/NĐ-CP được áp dụng từ 01/07/2022, riêng 06 tỉnh thành gồm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, Hải Phòng, Bình Định, Phú Thọ, Quảng Ninh sẽ áp dụng từ 01/11/2021 theo công văn số 10847/BTC-TCT ngày 20/09/2021.
- Không làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Xuất hóa đơn điện tử khi cho vay, cho mượn hàng hóa (Trước đây Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn không xuất hóa đơn).
- Xuất hóa đơn điện tử tiêu dùng nội bộ (Trừ tiêu dùng nội bộ tiếp tục quá trình sản xuất ra sản phẩm). Trước đây không xuất hóa đơn.
- Khi doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, khi cơ quan thuế đến đơn vị tiến hành kiểm tra, đơn vị KHÔNG CẦN XUẤT RA HÓA ĐƠN GIẤY NỮA.
- Xuất hóa đơn điện tử giá trị gia tăng khi xuất khẩu (Trước đây không cần vì cơ quan thuế không quản lý hóa đơn thương mại).
- Ngày ký và ngày lập hóa đơn khác nhau vẫn là hóa đơn hợp pháp, hợp lý và hợp lệ NHƯNG BÊN BÁN THÌ DÙNG NGÀY LẬP ĐỂ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU RA. Còn bên mua thì dùng ngày ký để kê khai thuế. Lưu ý khi tính chi phí cần căn cứ ngày giống như khai thuế GTGT đầu ra và đầu vào.
Ví dụ: Hóa đơn lập ngày 30/12/2021 nhưng ngày ký là 01/01/2022 thì bên bán kê khai vào tháng 12/2021 còn bên mua kê khai thuế đầu vào tại tháng 01/2022, vì hóa đơn phải đầy đủ tất cả thông tin ngày lập và ngày ký thì hóa đơn đó mới hợp lý, hợp lệ để được KHẤU TRỪ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU VÀO.