1. Chế độ BNN là gì?

Trong một số ngành nghề và môi trường lao động đặc biệt như công nghiệp, xây dựng, hóa chất,... và những công việc đòi hỏi tác động cơ học, nhiệt độ cao, hoặc áp lực lớn thường có nguy cơ mắc BNN cao hơn. Tuy nhiên, việc NLĐ có dễ mắc BNN hay không còn phụ thuộc vào một số khía cạnh, bao gồm:

  • Điều kiện lao động: Các điều kiện lao động không tốt, không đảm bảo an toàn và vệ sinh, thiếu trang thiết bị bảo hộ cá nhân có thể tăng nguy cơ mắc BNN.
  • Ý thức và hành vi: Ý thức của NLĐ về việc tuân thủ quy định về an toàn lao động và sử dụng trang thiết bị bảo hộ cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc BNN.
  • Cơ chế kiểm tra và theo dõi sức khỏe: Các chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi cũng giúp NLĐ phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến công việc và đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể trong Thông tư 15/2016/TT-BYT, được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BYT. Danh mục này bao gồm 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, như sau:

  1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp; 
  2. Bệnh bụi phổi amiăng; 
  3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp; 
  4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; 
  5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp; 
  6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;
  7. Bệnh hen nghề nghiệp; 
  8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp;
  9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng; 
  10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; 
  11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp; 
  12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp;
  13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp; 
  14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; 
  15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp; 
  16. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp; 
  17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp; 
  18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn; 
  19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp; 
  20. BNN do rung toàn thân; 
  21. BNN do rung cục bộ;
  22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp; 
  23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp; 
  24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; 
  25. Bệnh sạm da nghề nghiệp; 
  26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm; 
  27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài; 
  28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su; 
  29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp; 
  30. Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp; 
  31. Bệnh lao nghề nghiệp; 
  32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; 
  33. Bệnh viêm gan virus C nghề nghiệp; 
  34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp; 
  35. COVID-19.

Ngoài ra, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 cũng quy định các quyền lợi và hỗ trợ cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bao gồm khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng lao động.

2. Các đối tượng được hưởng chế độ BNN

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tại Điều 42 thì “đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, BNN là NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này”.

Cụ thể các đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

  1. NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  2. NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  3. Cán bộ, công chức, viên chức;
  4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  5. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  6. Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  7. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

3. Quyền lợi mà NLĐ được hưởng khi mắc BNN

Phụ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động mà NLĐ được hưởng chế độ với các mức hưởng khác nhau. 

NLĐ được hưởng chế độ BNN theo quy định của pháp luật từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, cụ thể:

Trợ cấp một lần:

Theo quy định tại Điều 48 của Luật An toàn vệ sinh, lao động năm 2015, trợ cấp một lần được áp dụng đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%. 

  • Suy giảm khả năng lao động là 5%, NLĐ sẽ được hưởng 5 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở được tính theo quy định của pháp luật). 
  • Sau đó, với mỗi 1% suy giảm thêm, NLĐ sẽ được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Ngoài ra, NLĐ còn được hưởng khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN. Cụ thể, nếu đã đóng bảo hiểm trong khoảng thời gian dưới 01 năm thì được hưởng 0,5 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc BNN. Kế đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm thêm, họ sẽ được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

Trợ cấp hàng tháng:

Trợ cấp hàng tháng được áp dụng đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. Cụ thể, mức trợ cấp hàng tháng sẽ được tính dựa trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động như sau: 

  • Nếu suy giảm khả năng lao động là 31%, NLĐ sẽ được hưởng 30% mức lương cơ sở (mức lương cơ sở được tính theo quy định của pháp luật). 
  • Sau đó, với mỗi 1% suy giảm thêm, NLĐ sẽ được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Bên cạnh đó, NLĐ cũng được hưởng khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN. Trường hợp đã đóng bảo hiểm trong khoảng thời gian dưới 01 năm thì được hưởng 0,5% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc BNN rồi thêm mỗi năm đóng bảo hiểm, họ sẽ được thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe:

Theo quy định, sau khi trở lại làm việc trong 30 ngày nhưng sức khỏe vẫn chưa phục hồi, NLĐ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 ngày. Mức hưởng chế độ BNN cho các ngày nghỉ dưỡng này là 30% mức lương cơ sở. Mức thời gian nghỉ dưỡng sẽ phụ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động của NLĐ: 

  • Suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, NLĐ sẽ được nghỉ dưỡng tối đa 10 ngày; 
  • Suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%, NLĐ sẽ được nghỉ dưỡng tối đa 07 ngày; 
  • Suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%, NLĐ sẽ được nghỉ dưỡng tối đa 05 ngày.

Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

Theo pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, NLĐ bị BNN và gặp tổn thương chức năng hoạt động của cơ thể sẽ được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình phù hợp với tình trạng thương tật của NLĐ. Những phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình này được cấp độc lập từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN.

Trợ cấp phục vụ:

NLĐ bị suy giảm từ 81% trở lên và gặp những tổn thương nghiêm trọng như liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần sẽ được hưởng trợ cấp phục vụ bổ sung bên cạnh mức hưởng trợ cấp hàng tháng đã quy định. 

Trợ cấp phục vụ này sẽ được cấp bằng mức lương cơ sở, đảm bảo rằng NLĐ bị BNN có điều kiện thuận lợi để phục hồi sức khỏe và tái hòa nhập vào cuộc sống đồng thời sẽ đảm bảo rằng NLĐ có đủ nguồn tài chính để hỗ trợ các hoạt động hàng ngày và chi trả các chi phí cần thiết trong quá trình phục hồi và điều trị sau khi gặp tổn thương nghiêm trọng.

Trợ cấp một lần trước khi chết:

Mức trợ cấp một lần sẽ được cấp cho NLĐ khi:

  • NLĐ đang làm việc bị chết do tai nạn lao động hoặc BNN; 
  • NLĐ bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động hoặc BNN; 
  • NLĐ bị chết trong thời gian điều trị thương tật hoặc bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Mức trợ cấp một lần trong các trường hợp này sẽ bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên