Thực hiện quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động về thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và quy định chi tiết của Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về thi hành một số điều Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2022 như sau:

 Đối tượng báo cáo: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức có sử dụng lao động có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ( sau đây gọi tắt là người sử dụng lao động).

Lưu ý:

  • Trường hợp không có phát sinh tai nạn lao động trong kỳ báo cáo: người sử dụng lao động vẫn phải nộp báo cáo theo quy định.
  • Trường hợp có phát sinh tai nạn lao động trong kỳ báo cáo: người sử dụng lao động phân tích đầy đủ các thông tin của vụ tai nạn theo: nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động; yếu tố gây chấn thương, nghề nghiệp của người bị tai nạn lao động; số ngày nghỉ vì tai nạn lao động và chi phí (tính bằng tiền) theo mẫu Phụ lục XII và gửi hồ sơ bồi thường, trợ cấp về Sở lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 6 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp.

 Thời gian tổng hợp tình hình tai nạn lao động: từ ngày 01/01/2022 đến thời điểm báo cáo.

 Biểu mẫu: Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

 Thời gian và hình thức tiếp nhận báo cáo: từ ngày 15/06/2022 đến ngày 05/07/2022.

 Hình thức tiếp nhận báo cáo:

  • Cách 1:  Gửi báo cáo qua hộp thư điện tử atld.hcmc@gmail.com gồm bản scan định dạng pdf (có ký tên, đóng dấu) và bản mềm định dạng Word/Excel.
  • Cách 2: Gửi báo cáo bản cứng (giấy) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (thông qua Phòng Việc làm – An toàn lao động) tại địa chỉ số 159 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

 Nếu có hành vi không thống kê, báo cáo hoặc công bố thông tin tình hình tai nạn lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo từng hành vi với mức như sau:

Mức xử phạt

Hành vi

Từ 10,000,000 đồng đến 20,000,000 đồng

- Không thống kê tai nạn lao động; 

- Không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

- Không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.

Từ 20,000,000 đồng đến 30,000,000 đồng

- Không thông tin cho người lao động về một trong các nội dung sau: tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các yếu tố nguy hiểm, có hại; các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

- Không tổ chức nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;

- Không có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

 

 Căn cứ pháp lý: 

  • Khoản 1 Điều 6, khoản 3 Điều 20 và khoản 5 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
  • Nghị định số 39/2016/NĐ-CP;
  • Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên