Khi ứng viên đạt tiêu chuẩn sau khi phỏng vấn, người sử dụng lao động (NSDLĐ) sẽ gửi thư mời thử việc. Vậy thư mời thử việc có giá trị pháp lý như thế nào?

1. Thư mời thử việc có giá trị ràng buộc giữa các bên không?

Thư mời thử việc là văn bản do NSDLĐ soạn thảo và gửi đến ứng viên nhằm thông báo về việc ứng viên được nhận vào làm với thời gian thử việc được đề cập.

Thư này hầu hết được gửi bằng email hoặc văn bản điện tử đến ứng viên.

Nhiều ứng viên đã hiểu nhầm thư mời thử việc và hợp đồng thử việc có cùng giá trị pháp lý do nội dung của hai văn bản trên thường đề cập đến các vấn đề như vị trí làm việc, tiền lương, thời gian thử việc. Tuy nhiên, đây là hai loại văn bản khác nhau như sau:

  • Theo Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng thử việc là văn bản thỏa thuận giữa ứng viên và NSDLĐ về việc làm thử.
  • Thư mời thử việc là đề xuất đơn phương của NSDLĐ, chưa có sự thỏa thuận chính thức giữa hai bên.
Vì vậy, thư mời thử việc sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa ứng viên với NSDLĐ.

2. Từ chối nhận ứng viên vào làm sau khi đã gửi thư mời thử việc

Trường hợp NSDLĐ thông báo từ chối tiếp nhận ứng viên làm việc sau khi đã gửi thư mời thử việc. Vậy, NSDLĐ có vi phạm luật lao động không?

Thậm chí, trong trường hợp NSDLĐ đã tiếp nhận ứng viên vào làm việc thì trong thời gian thử việc, NSDLĐ vẫn có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước cho ứng viên. Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

“2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

⇒ Như vậy, khi NSDLĐ đơn phương yêu cầu ứng viên nghỉ việc trong thời gian thử việc sẽ không phải bồi thường bất kỳ khoản nào.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động 2019


 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên