Ngày 01/04/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 447/QĐ-TTg về công bố dịch bệnh truyền nhiễm Covid-19 là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra hàng loạt vụ phá sản ở mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Kéo theo đó là việc giảm tổng cầu xã hội và gia tăng nạn thất nghiệp, tạo áp lực đến công tác bảo đảm an sinh, thu nhập, việc làm theo cả quy mô quốc gia và quốc tế.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động từ đầu năm hiện ở mức thấp kỷ lục trong 10 năm trở lại đây. 3 tháng đầu năm nay, gần một triệu lao động bị ảnh hưởng, tính tới giữa tháng 4, số lao động bị ảnh hưởng đã tăng lên gần 5 triệu người. Nhiều doanh nghiệp buộc phải tìm ra phương thức tối ưu để duy trì hoạt động nếu không muốn chìm sâu vào khủng hoảng hay phá sản, đó là thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động.

1. Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 là có SAI quy định hay không?

Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 thì:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

[...]

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;[...]”

Và căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì:

Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

...

Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Do địch họa, dịch bệnh;

b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, DN có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là “HĐLĐ”) với người lao động  do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

Lúc này, để đơn phương chấm dứt HĐLĐ, DN phải chứng minh được việc đã thực hiện mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc, cắt giảm nhân sự,...

Đồng thời, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, DN còn phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn báo trước cho người lao động  như sau:

Trường hợp

Thời hạn báo trước

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Ít nhất 45 ngày

Hợp đồng lao động xác định thời hạn

Ít nhất 30 ngày

Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

Ít nhất 03 ngày làm việc

Thuộc trường hợp thứ 2 nêu trên, không phân biệt loại hợp đồng lao động đang giao kết

Ít nhất 03 ngày làm việc

 

2. Mặt khác, trong trường hợp này doanh nghiệp chỉ chi trả trợ cấp thôi việc mà không phải là trợ cấp mất việc là đúng luật không?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 thì:

"Điều 48. Trợ cấp thôi việc

Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật nàythì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.[...]”

Và căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 của Bộ luật Lao động 2012:

“Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làmcho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.[…]

Do đó, DN chỉ chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động  nếu đáp ứng đủ điều kiện đã làm việc thường xuyên cho DN từ 12 tháng trở lên và bị nghỉ việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN, hợp tác xã theo Điều 44, 45 Bộ luật Lao động năm 2012.

Trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ vì lý do kinh tế, ngoài nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản lợi ích hợp pháp theo hợp đồng lao động, DN còn có nghĩa vụ trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động .

Lúc này, DN không phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn báo trước, nhưng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động để lập Phương án sử dụng lao động. Sau đó, đưa ra văn bản Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với từng người lao động .

Trong trường hợp DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động  vì lý do dịch bệnh theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động năm 2012; thì, người lao động  sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc khi làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên tại DN.

Cách tính mức hưởng Trợ cấp thôi việc:

Mức hưởng Trợ cấp

=

1/2

x

Tiền lương tính trả Trợ cấp

x

Thời gian tính hưởng

Trợ cấp thôi việc

Như vậy, khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ do Covid – 19, Người lao động KHÔNG được hưởng trợ cấp mất việc làm, nhưng ĐƯỢC hưởng trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, tùy vào tình hình kinh tế, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh, để không phải phải đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hoặc buộc người lao động  thôi việc vì lý do kinh tế, DN có thể thỏa thuận với người lao động  tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ không hưởng lương.

Khi người lao động  phải ngừng việc, nghỉ làm do dịch bệnh Covid-19 sẽ được trả lương theo sự thỏa thuận với DN, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động năm 2012;

- Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên