DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy, tính tới 20/06/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được gần 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng hơn 1 điểm phần trăm so với 5 tháng đầu năm. 

Để nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài có thể tiếp cận được thông tin toàn diện về thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Quý khách hàng tham khảo bài viết sau:

    I. Các hình thức thành lập doanh nghiệp/công ty có vốn đầu tư nước ngoài

    ►Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức NĐT góp vốn ngay từ đầu

    Theo đó NĐT nước ngoài sẽ góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty tại Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ góp vốn của NĐT nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty.

    ►Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần

    Với hình thức này, NĐT nước ngoài sẽ góp vốn vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC).

    NĐT nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1%-100% vốn vào công ty Việt Nam.

    NĐT nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam.

    Sau đó, công ty Việt Nam trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

    II. Các bước thành lập doanh nghiệp/công ty có vốn đầu tư nước ngoài

    Bước
    Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức NĐT góp vốn ngay từ đầu
    Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần
    1
    Chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    Thành lập công ty có vốn Việt Nam.
    2
    Nộp hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
    3
    Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    Nộp hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
    4
    Chuẩn bị và nộp hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    NĐT nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp Việt Nam.
    5
    Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp.
    Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    6
    Khắc dấu của công ty.
    Cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy phép đủ điều kiện hoạt động.
    7
    Cấp Giấy phép kinh doanh/giấy phép đủ điều kiện hoạt động.
    -
    8
    Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    -
    9
    Thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty.
    -

    III. Một số lưu ý trước khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

    • Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lĩnh vực NĐT thành lập. Theo cam kết WTO và pháp luật Việt Nam một số lĩnh vực phổ biến có yếu tố đầu tư nước ngoài: thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng, du lịch, sản xuất,...
    • Vốn NĐT góp không có quy định mức tối thiểu nhưng cần phù hợp với quy mô hoạt động của công ty đăng ký, trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.

    Lưu ý: Số vốn góp ảnh hưởng đến việc xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài là đại diện quản lý của nhà đầu tư nước ngoài, vì đối tượng này chỉ được miễn giấy phép lao động và cấp thẻ tạm trú với vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên, mức vốn góp cao thì thời gian thẻ tạm trú cũng được cấp dài hơn.

    • Đối với NĐT là cá nhân: nếu góp vốn ngay khi thành lập cần chứng minh tài chính thông qua: sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi,….
    • Đối với NĐT là tổ chức: số dư tiền gửi, báo cáo thuế, báo cáo tài chính có lãi,….đối với công ty.

    Lưu ý: Nhưng nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần thì không nhất thiết phải cung cấp các chứng từ này.

    • Đối với thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, để hồ sơ hợp lệ thì NĐT cần cung cấp hợp đồng thuê nhà, văn phòng hoặc hợp đồng mượn và giấy tờ nhà đất của nhà đất, văn phòng thuê.
    • Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, người quản lý phần vốn góp công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.
    • Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) bởi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính như công ty vốn Việt Nam.
    • Đối với công ty có NĐT nước ngoài góp vốn ngay từ đầu với từ 1% và các công ty vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
    • Đặc biệt, khác biệt lớn nhất của công ty có vốn đầu tư nước ngoài so với công ty vốn Việt Nam là công ty cần mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn và chuyển lợi nhuận về nước sau này.
    • Thời hạn góp vốn của công ty có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận rất rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    Lưu ý: Khi đến hạn NĐT chưa góp vốn thì ngân hàng mở tài khoản vốn đầu tư sẽ không tiếp nhận vốn góp muộn. Để có thể thực hiện được thủ tục góp vốn theo cam kết công ty cần phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để gia hạn thời hạn góp vốn.

    • Thủ tục kê khai thuế của công ty có vốn đầu tư nước ngoài tương tự như công ty vốn Việt Nam.

    Lưu ý: công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm.

    • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hàng năm phải thực hiện thủ tục báo cáo đầu tư, tình hình thực hiện dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư.

    mot-so-cau-hoi-thuong-gap-thanh-lap-cong-ty-FDI-ESOS

    1/ Các hình thức NĐT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?
    • Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài;
    • Cùng góp vốn thành lập công ty cùng nhà đầu tư Việt Nam;
    • Mua phần vốn góp của công ty Việt Nam;
    • Thực hiện đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
    2/ Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được ưu đãi đầu tư không?
    Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng được hưởng các ưu đãi đầu tư như các doanh nghiệp Việt Nam.
    3/ Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế nào?
    Tương tự như các doanh nghiệp vốn Việt Nam, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần tuân thủ và đóng một số loại thuế cơ bản sau:
    • Thuế giá trị gia tăng,
    • Thuế môn bài,
    • Thuế thu nhập doanh nghiệp,
    • Thuế xuất nhập khẩu (nếu có),
    • Khác ( nếu có).
    4/ Các loại hình công ty có vốn nước ngoài có thể thành lập là gì?
    • Thành lập công ty TNHH 1 thành viên
    • Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
    • Thành lập công ty cổ phần.
    5/ Công ty vốn nước ngoài có được phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh không?
    Theo Biểu cam kết WTO và pháp luật Việt Nam các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của mình.
    6/ Điều kiện công ty vốn nước ngoài hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa tại Việt Nam là gì?
    Công ty vốn nước ngoài hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa tại Việt Nam  có các điều kiện sau:
    • Nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hoá.
    • Các mặt hàng phân phối không thuộc danh mục các mặt hàng cấm kinh doanh và không được quyền phân phối theo điều ước quốc tế mà phải phân phối theo lộ trình cam kết của điều ước quốc tế nếu thuộc danh mục hàng hoá có lộ trình phân phối.
    • Phạm vi phân phối: bán buôn và bán lẻ.
    • Được cấp Giấy phép kinh doanh bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    7/ Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hộ kinh doanh không?
    Theo quy định của pháp luật Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập hộ kinh doanh.
     

    • Tư vấn về điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cho NĐT theo từng quốc tịch và lĩnh vực kinh doanh cụ thể của NĐT;
    • Tư vấn tỷ lệ góp vốn của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam, cam kết WTO;
    • Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp, địa chỉ trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
    • Tư vấn điều kiện, hướng dẫn NĐT chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
    • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho NĐT;
    • Đại diện theo ủy quyền của NĐT làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp cho NĐT bao gồm xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu;
    • Tư vấn thủ tục sau thành lập công ty;
    • Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thuế – kế toán, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, lao động – bảo hiểm, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;
    • Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho NĐT.