1. Thế nào là thang lương, bảng lương?

Thang lương là hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), bậc lương (hệ số lương) được quy định sẵn, làm căn cứ để doanh nghiệp (DN) chi trả tiền lương, xét nâng lương định kỳ cho người lao động (NLĐ), thể hiện được tính công bằng, minh bạch và được áp dụng cho NLĐ trong phạm vi của DN.

Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền thực mà DN trả cho NLĐ gồm các khoản như: tiền lương, thưởng, phụ cấp và tiền trợ cấp,…trong một khoảng thời gian nhất định.

Lưu ý: Thu nhập mà NLĐ nhận được ghi trong bảng lương dựa trên năng suất làm việc, việc hoàn thành công việc của NLĐ.

2. DN không còn phải đăng ký thang, bảng lương

Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì DN không phải gửi thang lương, bảng lương cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành mà DN xây dựng và phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ và định mức lao động.

Sau đó, thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện theo quy định tại Điều 93 Bộ luật lao động 2019. Cụ thể như sau:

“…

Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện”

Như vậy, người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương theo định mức công việc để tuyển dụng lao động và thỏa thuận lương theo công việc mới người lao động. Do đó, doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

3. Quy định về nguyên tắc xây dựng định mức lao động

Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thang lương bảng lương và định mức lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho NLĐ theo đúng thang lương, bảng lương đã xây dựng.
  • Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông NLĐ thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành mức lao động trung bình chính thức.
  • Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

► Kết cấu thang lương

1. Trục dọc gồm: nhóm lương - với mỗi một nhóm lương sẽ có một hệ số lương tương ứng. Số nhóm lương nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng chức danh và tính chất đa dạng của các chức danh công việc.

Việc xây dựng nhóm lương thực chất là việc xếp hạng các cộng việc theo giá trị từ thấp đến cao. Để xây dựng nhóm lương một cách hợp lý cần căn cứ vào mô tả công việc của từng chức danh công việc, sau đó chấm điểm dựa trên giá trị công việc và xếp hạng, chia thành có nhóm lương khác nhau.

2. Trục ngang gồm: hệ số lương của mỗi nhóm phụ thuộc vào khả năng tiền lương chi trả cho một nhóm chức danh nào đó.

Hệ số lương và mức lương ít hay nhiều là phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Biên độ của nhóm lương: tức là khả năng mà DN có thể chi trả cho một nhóm lương nào đó, phù hợp với thị trường lao động và chiến lược định hướng của DN.
  • Mức lương thực tế: được xây dựng theo nguyên tắc đi từ thấp đến cao.
  • Mức tăng ở mỗi hệ số lương: mức tăng được khuyến khích là không thấp hơn 5% và không nên quá 20%. Nếu tăng lương ít hơn 5% sẽ không tạo được động lực làm việc cho NLĐ. Ngược lại nếu tăng hệ số lương quá 20% sẽ sớm dẫn đến kịch trần lương.
  • Vòng đời của nghề: đi từng bước từ việc bắt đầu làm quen - học hỏi - thành thạo - chuyên gia. Lao động có trình độ càng thấp thì số lượng hệ số lương sẽ càng nhiều.
  • Độ chồng của các nhóm lương: hệ số thứ nhất của nhóm trên, có thể tương đương với hệ số thứ 3 của nhóm dưới.
  • Tỷ lệ lạm phát: căn cứ vào tỷ lệ lạm phát mà nhà nước có thể điều chỉnh thang lương để đảm bảo thu nhập, đời sống cho NLĐ.

►Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật lao động 2019.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên