Theo văn bản luật, “BHXH là một hình thức đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, hết độ tuổi lao động hoặc thậm chí là tử vong”
Hiểu đơn giản, BHXH chính là quỹ do người lao động và người sử dụng lao động tạo nên thông qua 8% số tiền trích từ thu nhập hằng tháng của người lao động và 17.5% số tiền do doanh nghiệp trả cho người lao động trong vòng tối đa 30 năm làm việc đối với nữ và tối đa 35 năm làm việc đối với nam.
Mục đích của BHXH là để người lao động được hưởng các quyền lợi từ:
+ Qũy tử tuất – được trả cho người lao động nếu trong quá trình đóng BHXH người lao động mất.
+ Qũy ốm đau & thai sản – dùng để chi trả tiền lương hàng tháng cho người lao động nghỉ việc do ốm đau hoặc mang thai.
+ Qũy hưu trí – để người lao động hưởng tối đa 75% bình quân lương cơ bản khi tham gia đóng BHXH.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi người lao động ốm đau cần được thăm khám, chữa bệnh hoặc theo dõi thai sản hằng tháng tại bệnh viện, họ phải thanh toán các chi phí này bằng tiền lương từ quỹ ốm đau của BHXH?
Để giải quyết vấn đề đó, Nhà nước đã có quy định bắt buộc người lao động & người sử dụng lao động phải tham gia BHYT – để người lao động được chi trả các chi phí thăm khám, chữa bệnh, theo dõi thai sản và BHTN – để bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi họ đang thất nghiệp chưa tìm được việc làm mới.
Trong đó:
+ Người lao động phải trích 2.5% thu nhập (1.5% cho BHYT và 1% cho BHTN)
+ DN phải trích 4% chi phí (3% cho BHYT và 1% cho BHTN) để đóng BHYT và BHTN.
Tổng cộng, người lao động phải đóng 10.5% & DN phải đóng 21.5% cho tất cả các khoản BH. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng, để được hưởng các quyền lợi bảo hiểm người lao động chỉ phải nộp một phần nhỏ so với phần lớn của DN.
Chính vì vậy, BH là một phần quan trọng của mỗi cá nhân đang trong độ tuổi lao động nhằm đảm bảo cuộc sống khi ốm đau, thất nghiệp, mang thai hay về già.