1. Điều kiện để lao động nữ được trả thêm tiền lương
Theo điểm a khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động (NLĐ) nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 80 Nghi định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp NLĐ nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động (NSDLĐ) đồng ý để NLĐ làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định nêu trên, NLĐ được trả thêm tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ.
=> Nếu NSDLĐ có quy định NLĐ thuộc trường hợp nuôi con dưới 12 tháng tuổi được quyền nghỉ mỗi ngày 60 phút hoặc 30 phút theo quy định của pháp luật; nếu NLĐ không thực hiện quyền này thì được xem như NLĐ nữ từ bỏ quyền lợi và công ty không phải trả thêm tiền lương cho dù NLĐ nữ có làm đầy đủ 08 giờ/ngày.
2. Khuyến khích NSDLĐ chăm lo lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khuyến khích NSDLĐ làm những việc sau:
- Lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của NLĐ nữ và khả năng của NSDLĐ. Trường hợp NSDLĐ sử dụng từ 1.000 NLĐ nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
- Tạo điều kiện để NLĐ nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ.
“Điều 82. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động – Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Căn cứ điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo đối với người lao động có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền hoặc hiện vật. Người sử dụng lao động quyết định mức và thời gian hỗ trợ sau khi trao đổi, thảo luận với bên người lao động thông qua đối thoại tại nơi làm việc quy định tại Điều 63, Điều 64 của Bộ luật Lao động và Chương V Nghị định này.”