1. Định nghĩa và thời hạn nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp (DN). Thuế TNDN tạm tính là khoản tiền thuế DN tạm đóng hàng tháng, hàng quý căn cứ vào kết quả kinh doanh của DN. 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.

Ví dụ như tính thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý trong năm 2023 như sau:

  • Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý IV năm 2022: chậm nhất là ngày 30/01/2023.
  • Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý I năm 2023: Năm 2023, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động người lao động sẽ kéo dài từ ngày 29/04/2023 đến hết ngày 03/05/2023 nên thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý I năm 2023 chậm nhất là ngày 04/05/2023.
  • Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý II năm 2023: Ngày 30/07/2023 là ngày chủ nhật nên thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý II năm 2023 là ngày 31/07/2023.
  • Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý III năm 2023: chậm nhất là ngày 30/10/2023.
  • Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý IV năm 2023: chậm nhất là ngày 30/01/2024.

2. Cách tính thuế TNDN tạm tính theo quý. 

Thuế TNDN tạm tính theo quý hoặc thuế thu nhập mà DN phải nộp theo năm đều được tính căn cứ theo công thức sau:

  • Thuế TNDN phải nộp= (thu nhập tính thuế- Phần trích lập quỹ KHCN) x Thuế suất thuế TNDN.
  • Thu nhập tính thuế= Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế- các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
  • Thu nhập chịu thuế = Doanh thu- chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác. 

Căn cứ  theo  Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, doanh thu tính thuế TNDN được quy định rõ như sau:

  • Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Đối với DN kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu không có thuế GTGT.
  • Đối với DN kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì doanh thu tính thuế TNDN bao gồm cả thuế GTGT.
  • Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
  • Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.

► Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: 

Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp.

Các khoản chi phí được trừ thì ngoại trừ các khoản chi phí không được trừ ra thì mọi chi phí được trừ nếu đáp ứng các điều kiện như là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; khoản chi phí có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật; khoản chi nếu có hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ (HH, DV) từng lần có giá trị 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. 

Các khoản thu nhập khác là thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò khai thác và chế biến khoán sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức...

3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN. 

Căn cứ theo quy định tại điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP có quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN, cụ thể như sau:

  • Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Đối với DN kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu không có thuế GTGT.
  • Đối với DN kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì doanh thu tính thuế TNDN bao gồm cả thuế GTGT.
  • Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
  • Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ

► Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp quy đinh cụ thể như sau: 

  • Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm;
  • Đối với HH, DV dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (không bao gồm HH, DV sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của DN) được xác định theo giá bán của sản phẩm, HH, DV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ;
  • Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa;
  • Đối với hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh sân gôn, kinh doanh dịch vụ khác mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm là số tiền bên thuê tài sản, mua dịch vụ trả từng kỳ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê tài sản, bên mua dịch vụ trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp DN đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế TNDN phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước;
  • Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;
  • Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;
  • Đối với điện, nước sạch là số tiền ghi trên hóa đơn GTGT;
  • Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc; phí dịch vụ đại lý (bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm trừ (-) các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm, các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
  • Trường hợp hợp đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Đối với hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ;
  • Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu.Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị;
  • Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không thành lập pháp nhân:

+ Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán HH,DV thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng;

+ Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán HH,DV của hợp đồng;

  • Đối với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ (-) số tiền đã trả thưởng cho khách;
  • Đối với kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật;
  • Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là toàn bộ doanh thu bán dầu, khí theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong kỳ tính thuế;
  • Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế;

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này và đối với một số trường hợp đặc thù khác.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quản lý thuế 2019;
  • Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên