Câu 1: Người lao động (NLĐ) được trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong những trường họp nào?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 và khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động (NLĐ) đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1,2,3,4,6, 7, 9 và 10 Điều 34 của BLLĐ, trừ các trường hợp sau:
- NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của BLLĐ và pháp luật về Bảo hiểm xã hội (BHXH);
- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoàn 1 Điều 36 của BLLĐ 2019. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của BLLĐ 2019.
Câu 2: NSDLĐ có phải chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đối với thời gian thử việc không?
Trả lời: Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 NĐ 145/2020/NĐ-CP thì thời gian thử việc được tính là thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ để tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Câu 3: NLĐ làm việc theo 3 HĐLĐ kế tiếp nhau, nay tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (tổng thời gian làm viêc tại doanh nghiệp là 6 năm 2 tháng), nêu doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Điểm e Khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 thì có phải chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian làm việc của 2 HĐLĐ liền kề trước đó không?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019 và khoản 1 Điều 8 NĐ145/2020/NĐ-CP, trường hợp NLĐ làm việc theo 3 HĐLĐ kế tiếp nhau, đến HĐLĐ thứ 3 bị chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 về các trường hợp NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ không phải trả trợ cấp thôi viêc cho NLĐ đối với thời gian NLĐ làm việc theo HĐLĐ thứ 3, tuy nhiên, NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian NLĐ làm việc theo 2 HĐLĐ trước đó nếu khi chấm dứt chưa thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc.
Câu 4: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 của NĐ 145/2020/NĐ-CP có được tính đến ngày lẻ không? Ví dụ: dưới 01 tháng có được tính là 1/2 năm không)?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019 và điểm c khoản 3 Điều 8 NĐ 145/2020/NĐ-CP thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì được làm tròn năm theo nguyên tắc tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 6 tháng thì được tính là 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 10 năm; không quy định làm tròn năm từ ngày lẻ.
Câu 5: NLĐ có thời gian để tính trợ cấp thôi việc (sau khi trừ thời gian đã tham gia BHTN) dưới 01 tháng thì NSDLĐ có phải tính trả trợ cấp thôi việc bằng 1/4 tháng lương không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019 và điểm c khỏan 3 Điều 8 NĐ 145/2020/NÐ-CP thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì được làm tròn năm theo nguyên tắc tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng thì được tính là 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm; không quy định làm tròn năm từ ngày lẻ.
Do vậy, NSDLĐ không có trách nhiệm phải trả trợ cấp thôi việc khi NLĐ có thời gian để tính trợ cấp thôi việc (sau khi trừ thời gian đã tham gia BHTN) dưới 01 tháng.
Câu 6: NLĐ có thời gian để tính trợ cấp thôi việc (sau khi trừ thời gian đã tham gia BHTN) bằng 06 tháng thì NSDLĐ phải tính trả trợ cấp thôi việc bằng ½ tháng lương hay 1 tháng lương?
Trả lời: NLĐ có thời gian để tính trợ cấp thôi viêc (sau khi trừ thời gian đã tham gia BHTN) bằng 06 tháng thì được tính bằng 1/2 nǎm (theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 8 NĐ 145/2020/NĐ-CP).
Mỗi năm làm việc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lưong (theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019). Do vậy, NLĐ có thời gian để tính trợ cấp thôi việc (sau khi trừ thời gian đã tham gia BHTN) bằng 06 tháng thì NSDLĐ phái tính trả trợ cấp thôi việc bằng 1/4 tháng lương.
Câu 7: NLĐ làm việc cho NSDLĐ từ 2012 đã đóng BHTN đầy đủ, nay thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ có phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ không?
Trả lời: Truờng hợp này NLĐ thỏa mãn 2 điều kiện (1) đã làm việc cho NSDLĐ từ đủ 12 tháng trở lên; (2) Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thuộc Khỏan 2 Điều 34 BLLĐ 2019. Bên cạnh đó, NLĐ đã đóng BHTN đầy đủ trong quá trình thực hiện HĐLĐ thì chưa thể khẳng định được NSDLĐ có phải trả trợ cấp thôi việc hay không, vì để xét NLĐ có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc phải xem xét thêm các điều kiện khác như sau:
- Nếu NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu (tuổi nghi hưu và thời gian đã đóng BHXH) theo quy định của pháp luật về BHXH thì NLĐ không thuộc diện hưởng trợ cấp thôi việc (theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019).
- Nếu NLĐ không đủ điều kiện hưởng lương hưu (tuổi nghỉ hưu và thời gian đã đóng BHXH) theo quy định của pháp luật về BHXH thì tiếp tục xem xét điều kiện về thời gian để tính trợ cấp thôi việc (như: thời gian thử việc, thời gian nghi việc hưởng theo chế độ ốm đau, thai sản của BHXH từ trên 14 ngày làm việc trở lên/tháng không hưởng tiền lương tháng tại công ty mà hưởng trợ cấp BHXH,...) theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 NĐ 145/2020/NĐ-CP để xác định NLĐ có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không và mức hưởng là bao nhiêu.
Câu 8: Khi chấm dứt HĐLĐ với NLĐ nước ngoài thì việc trả trợ cấp thôi việc được thực hiện như thế nào?
Trả lời: Việc chi trả trợ cấp thôi việc đối với NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ thực hiện theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019 và Điều 8 NĐ45/2020/NÐ-CP. Theo đó, trường hợp NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thấm quyền tại khoản 5 Điều 34 BLLĐ 2019 và trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại khoản 12 Điều 34 BLLĐ 2019 thì không được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ,
Còn lại các trường hợp khác, NLĐ nước ngoài vẫn có thể được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, ví dụ: Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật,.v.v.
Câu 9: NSDLĐ có phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ trong trường hợp thời gian tính trả trợ cấp mất việc làm bằng 0 không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 47 BLLĐ 2019 và khoàn 2 Điều 8 NĐ 145/2020/NĐ-CP thì NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương kể cả trường hợp thời gian làm việc để tính trả trợ cấp mất việc làm bằng 0.