2. Trường hợp nào được xem là có việc làm và dừng nhận TCTN?

Theo khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, thì NLĐ được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Đã giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên;
  2. Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết HĐLĐ;
  3. Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp NLĐ là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp NLĐ là chủ doanh nghiệp;
  4. NLĐ thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm;
  5. Ngày mà NLĐ được xác định có việc làm cho các trường hợp trên: là ngày NLĐ thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh; là ngày NLĐ được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm; là ngày HĐLĐ có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

 

3. Có việc làm nhưng vẫn nhận TCTN thì bị xử phạt như thế nào?

Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi NLĐ có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN; hoặc

Người đang hưởng TCTN mà không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

Người vi phạm còn bị buộc nộp lại cho cơ quan BHXH số tiền chế độ BHXH, số tiền TCTN, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt đối với người sử dụng lao động là tổ chức gấp 02 lần quy định trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Việc làm 2013;
  • Nghị định 61/2020/NĐCP;
  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên