1. Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Mẫu hợp đồng lao động mới nhất năm 2021 hiện nay:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

TP.HCM, ngày 18  tháng 03 năm 2021

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(Số: 29/2021/HĐLĐ-KTTU)

- Căn cứ vào Bộ Luật Lao Động số số: 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019.

- Căn cứ vào Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
- Căn cứ vào thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số nội dung tại Bộ luật Lao động

Chúng tôi gồm:

Bên Sử Dụng Lao Động: CÔNG TY TNHH ABC

  • Địa chỉ: Tầng 1, Số 10 đường số 1, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM
  • Đại diện bởi: Ông.  NGUYỄN VĂN A
  • Chức vụ: Giám Đốc
  • Điện thoại: 091234567
  • Email: Anguyen@abc.vn

Và Người lao động là:

  • Ông: NGUYỄN VĂN B
  • Sinh ngày: 01 tháng 12 năm 1991.             
  • Giới tính: Nam
  • Số CMTND: 123456789 cấp ngày 12/11/2014 Tại C.A TPHCM.
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: P.808, Lầu 8, Tòa nhà Alpha 151-153 Nguyễn Đình Chiểu, P.06, Quận 3, TP.HCM.
  • Chỗ ở hiện nay: P.808, Lầu 8, Tòa nhà Alpha 151-153 Nguyễn Đình Chiểu, P.06, Quận 3, TP.HCM.

Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1. Công việc và địa điểm làm việc:
1.1.Công việc:
- Chức vụ: Trưởng phòng kinh doanh.
- Công việc phải làm:

  • Xây dựng chỉ tiêu, lập kế hoạch hoạt động và ngân sách hàng năm
  • Tổ chức xây dựng nội dung, thiết kế chương trình đào tạo, đề thi cho các khóa đào tạo ngắn hạn (tiếng anh, kỹ năng mềm...) theo nhu cầu khách hàng
  • Tổ chức triển khai các chương trình đào tạo, quản lý, theo dõi tình hình giảng dạy, học tập; thực hiện công tác tổ chức thi cử, công nhận kết quả học tập của học viên đúng quy định
  • Xây dựng quan hệ với khách hàng, triển khai các hoạt động chiêu sinh, mở rộng thị trường
  • Tuyển dụng và bố trí giảng viên; quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy
  • Các công việc khác theo sự phân công của Ban Giám đốc

1.2. Địa điểm làm việc của người lao động:

Tại trụ sở của công ty: Tầng 1, Số 10 đường số 1, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM


Điều 2: Thời hạn của hợp đồng lao động:

  • Loại hợp đồng lao động có thời hạn: 24 tháng
  • Bắt đầu từ ngày 02 tháng 03 năm 2021 đến hết ngày 1 tháng 3 năm 2023.

Điều 3: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: 
3.1. Thời giờ làm việc:

- Trong ngày: 8h/ngày – Sáng từ 7h30 đến 11h30, Chiều từ 1h30 đến 17h30
- Trong tuần: 6 ngày/tuần: từ thứ 2 đến thứ 7

3.2. Thời gian nghỉ:

  • Hàng tuần: được nghỉ ngày chủ nhật
  • Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng: Theo quy định của Luật lao động.

Điều 4: Quyền lợi  và nghĩa vụ của người lao động

4.1. Quyền lợi:

4.1.a. Mức lương theo thời gian:

Mức lương chính: 8.000.000 đồng/tháng

4.1.b. Phụ cấp:

- Trách nhiệm: 1.000.000 đồng/tháng

4.1.c. Hình thức trả lương:

- Theo thời gian (theo tháng - tính trên 26 ngày công làm việc)
- Lương được trả bằng tiền mặt

4.1.d Thời hạn trả lương: Được trả lương vào ngày cuối tháng.

4.1.e. Chế độ nâng lương: 1 năm 2 lần căn cứ vào kết quả thực hiện công việc của người lao động.
4.1.f. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Được tham gia bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm về mức đóng và tỷ lệ đóng.

4.2. Nghĩa vụ:

- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Chấp hành lệnh điều hành sản xuất-kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động....

Điều 5: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động
5.1. Nghĩa vụ:

- Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động.

5.2. Quyền hạn:

- Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc)
- Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật và nội quy lao động của doanh nghiệp.

Điều 6Các nội dung khác:

Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp mà người lao động nhận được tại Điều 4 của hợp đồng lao động này, người lao động còn được nhận các khoản khác như sau:

6.1. Chế độ:

- Ăn trưa: 730.000 đồng/tháng

6.2. Các khoản hỗ trợ:

- Điện thoại: 700.000 đồng/tháng

- Xăng xe: 500.000 đồng/tháng

- Trang phục: 5,000,000 đồng/ năm

6.3. Các khoản phúc lợi khác:

- Người lao động kết hôn: 500.000

- Người lao động có thân nhân bị chết: được hỗ trợ 1.000.000/người

- Hàng năm người lao động được đi tham quan, du lịch, nghỉ mát, quà sinh nhật theo quy định của công ty.

6.4. Tiền thưởng lễ, tết: Được hưởng theo quy chế lương thưởng chung của toàn công ty.

Điều 7: Điều khoản thi hành
- Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng theo nội quy lao động và quy chế lương thưởng của công ty.
- Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày 02 tháng 03 năm 2021. Khi hai bên ký kết phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.
Hợp đồng này làm tại trụ sở của công ty, ngày 02 tháng 03 năm 2021.

 

Người lao động
(Ký tên)
Ghi rõ Họ và Tên

Người sử dụng lao động
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi rõ Họ và Tên

 

 

Từ năm 2021. Việc ký kết hợp đồng lao động được thực hiện theo:

  • Bộ Luật Lao Động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2021)
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động (có hiệu lực từ ngày 01/02/2021)
  • Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn một số nội dung tại Bộ luật Lao động (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021).

1. Phần quan trọng nhất trên hợp đồng là phần quyền lợi của người lao động tức là xác định mức thu nhập gồm có những khoản gì và được hưởng bao nhiêu?

Mục "Lương chính" được xác định theo quy định tại mức lương tối thiểu vùng 2021. Người chưa qua đào tạo thấp nhất là 4.420.000 (Vùng 1) (dành cho các lao động như lao công quét dọn, bảo vệ...) Người đã qua đào tạo từ cấp nghề trở lên như đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học thì mục lương chính này phải để thấp nhấp là 4.729.400 (Thêm 7% của 4.420.000). 

Đó là mức lương thấp nhất được thể hiện tại cột mức lương chính, và những lao động ký HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trên lương này và một số khoản phụ cấp như: trách nhiệm, năng lực, chức danh, thâm niên...

Mục phụ cấp: tùy vào đặc thù của từng công ty sẽ có "tên gọi" của các khoản phụ cấp khác nhau. 
Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể: 

  • Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. 
  • Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. 

Các khoản bổ sung khác được ghi riêng theo quy định tại Khoản 5, điều 3 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH để không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trên những khoản này.

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. 

- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động. 

2. Tại sao trong hợp đồng lao động, nên tách riêng các khoản tiền: tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ (mà Qúy khách hàng hay gọi là tiền phụ cấp) lại không cho vào mục phụ cấp tại điều 4 của HĐLĐ mà ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Là bởi:

Theo Khoản 5, điều 3 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH: hương dẫn về Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động thì GHI THÀNH MỤC RIÊNG.

"Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động."

 

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên