1. Thế nào là hóa đơn hợp lý?

Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào hợp lý gắn liền với khái niệm chi phí hợp lý. Nghĩa là chi phí chỉ hợp pháp, hợp lệ là chưa đủ, mà còn cần phải hợp lý.

Nội dung trên hóa đơn GTGT đầu vào cần phải đúng, phù hợp với nội dung doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bán.

2. Thế nào là hóa đơn hợp lệ?

Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (NĐ123/2020), hóa đơn điện tử hợp lệ là hóa đơn đảm bảo:

- Bao gồm đầy đủ nội dung về hóa đơn điện tử theo Điều 10 NĐ123/2020 như sau:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
  • Số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT…

- Đúng định dạng về hóa đơn điện tử theo Điều 12 NĐ123/2020: Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML và gồm 02 thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.

- Đúng thông tin đăng ký theo Điều 15 NĐ123/2020.

- Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo khoản 1 Điều 16 NĐ123/2020.

3. Thế nào là hóa đơn hợp pháp?

Theo khoản 9 Điều 3 NĐ123/2020, Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp bao gồm các hành vi sau:

  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
  • Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
  • Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Sử dụng hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền/chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế/cơ quan công an/các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

► Từ đó, có thể hiểu hóa đơn GTGT hợp pháp là hóa đơn không thuộc các trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp nêu trên.


Ngày 16/05/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 1798/TCT-TTKT năm 2023 về rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp. Qúy khách hàng vui lòng tham khảo như sau:

   Tham khảo Công văn 1798/TCT-TTKT tại đây

   Danh sách tổng hợp gần 1500 DN rủi ro, bán hóa đơn xem tại đây 


 Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP

.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên